Chủ đầu tư “bù” lãi suất, người mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi

Hải Phát Land | 18/07/2017

Khi gói 30.000 tỷ đồng kết thúc, chính doanh nghiệp đã chủ động đưa ra chính sách bù lãi suất để người mua nhà ở xã hội chỉ phải trả mức 5% trong vòng 15 năm, tương đương mức vay ưu đãi. Nhiều người được hưởng lợi từ gói 30.000 tỷ đồng Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, trên 50.000 cá nhân, hộ gia đình đã được cải thiện chỗ ở nhờ gói 30.000 tỷ đồng. Đây là kết quả vô cùng đáng mừng thể hiện một chính sách chủ trương đúng của nhà nước đã mang đến cơ hội an cư cho người nghèo, người thu nhập thấp. Hàng loạt các căn hộ chung cư có diện tích nhỏ hơn 70m2 và đơn giá dưới 15 triệu/m2 hoặc tổng giá trị ghi trên hợp đồng (đã bao gồm VAT) không vượt quá 1.05 tỷ tại các thành phố lớn (chủ yếu là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh) đã được hưởng lợi từ chính sách, đáp ứng nhu cầu thực của đại đa số người dân, hình thành rõ nét phân khúc nhà ở dành cho người thu nhập thấp trong các đô thị. Điều này đã dần thay đổi quan niệm của nhiều chủ đầu tư bất động sản trước giờ chỉ tập trung vào việc xây dựng nhà ở dành cho người có thu nhập cao.

Với chính sách "bù" lãi suất, chủ đầu tư Hải Phát đã mang đến cơ hội cho người dân mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi

Tuy nhiên, trong khi có những người đã kịp thụ hưởng từ chính sách ưu đãi này thì nhiều người khác lại chưa có cơ hội mua được nhà. Có người vì chưa tìm được căn hộ phù hợp hoặc chưa thể chuẩn bị được một khoản tài chính ban đầu để đóng tiền nhà. Và rồi đến lúc tìm được thì lại không kịp vay ưu đãi từ gói tín dụng này. Còn về phía chủ đầu tư, cho dù đã có nguồn hàng cung cấp ra thị trường thì cũng không dễ tiêu thụ do những điều kiện mua bán ràng buộc nhất định đối với loại hình nhà ở đặc thù này. Không ít chuyên gia đã chỉ ra rằng, khi không được vay lãi suất ưu đãi, người mua nhà ở xã hội gặp khó khăn, doanh nghiệp cũng khó theo. Trước mắt là doanh nghiệp không bán được hàng. Nhiều dự án đang thi công dở dang mà doanh nghiệp không bán được thì dễ “chết”, có thể gây hoảng loạn cho thị trường bất động sản… chưa kể đến giấc mơ sở hữu nhà càng trở nên xa vời đối với người dân. Đồng hành trả lãi suất vay cho người mua nhà, chủ đầu tư tự “cứu” mình Chính vì vậy, để tự “cứu” mình, tại Hà Nội đã xuất hiện chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội đầu tiên áp dụng chính sách hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay mua nhà tại dự án của mình. Cụ thể, tại dự án The Vesta ở phường Phú Lãm (quận Hà Đông) do Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát là chủ đầu tư đã công bố gói vay ưu đãi với lãi suất 5% trong vòng 15 năm đến các khách hàng có nhu cầu mua nhà ở xã hội tại dự án này với giá bán từ 13,5 triệu đồng/m2.

Với “thành tích” xây nhà gần xong mới bán ở The Vesta thì ngay cả nhiều dự án nhà ở cao cấp cũng khó thực hiện được.

Chủ đầu tư Hải Phát cho biết, doanh nghiệp đã phối hợp với Ngân hàng Vietinbank để hỗ trợ khách hàng mua nhà ở xã hội. Theo đó, khách hàng vẫn vay theo gói thương mại nhưng chỉ phải trả mức lãi suất 5% ổn định trong 15 năm, còn lại chủ đầu tư sẽ bù phần lãi suất vượt lên cho khách hàng. Chẳng hạn, nếu khách hàng vay với lãi suất 10% thì khách hàng chỉ phải trả 5%, còn doanh nghiệp sẽ hỗ trợ 5% và sẽ trả tiền cho khách hàng phần hỗ trợ đó hàng tháng. Một điểm rất đáng chú ý, hiện dự án Vesta đã xây xong phần thô, đang vào giai đoạn hoàn thiện nội thất với chất lượng xây dựng được bảo đảm như nhà thương mại, dự kiến nửa cuối năm 2017 sẽ bàn giao nhà cho khách hàng về ở. Với “thành tích” xây nhà gần xong mới bán thì ngay cả nhiều dự án nhà ở cao cấp cũng khó thực hiện được. Điều này không chỉ giúp người dân giảm bớt gánh nặng tài chính, không lo “mua nhà trên giấy” hay sợ chậm tiến độ; mà còn khẳng định được năng lực của chủ đầu tư cũng như sự thiện chí đối với khách hàng. Theo ước tính, với quy mô gần 2.000 căn nhà ở xã hội, số tiền mà chủ đầu tư hỗ trợ khách hàng trong suốt thời gian vay ưu đãi lên tới khoảng 80 tỷ đồng.

Cư dân sở hữu nhà ở xã hội được hưởng các dịch vụ chất lượng như nhà thương mại

Lãnh đạo tập toàn Hải Phát cũng chia sẻ, nhu cầu mua nhà ở xã hội trong dân rất lớn. Nhiều khách hàng đã nộp hồ sơ từ lâu, nhưng do eo hẹp về thu nhập nên nếu không có chính sách vay ưu đãi, họ không thể mua nhà được. Trong khi đó, tập đoàn cũng không thể dừng xây dựng dự án để chờ chính sách. Phương án chấp nhận lấy lợi nhuận trong mức khống chế của nhà nước cho phép khi phát triển nhà ở xã hội để hỗ trợ cho khách hàng theo như đã công bố cũng là cách doanh nghiệp từ cứu mình, khơi thông dòng vốn khi mà dự án sắp hoàn thành mới bán.

Nguồn: Dantri